Dù là một trang bị khá quen thuộc nhưng không phải người lái xe nào cũng biết phanh ABS là gì. Phanh ABS là hệ thống đảm bảo an toàn quan trọng trong các loại xe ô tô, xe máy hiện nay. Hiện, phanh ABS được các nhà sản xuất trang bị trên hầu hết các dòng xe. Kể cả dòng xe từ trung bình đến cao cấp đều có thể có loại phanh này. Phanh ABS là một yếu tố đánh giá mức độ an toàn của xế hộp. Do vậy, việc kiểm tra và bảo dưỡng phanh là điều rất quan trọng.
Trong bài viết dưới đây, cùng đi tìm hiểu chi tiết về loại phanh này. Cấu tạo, chức năng, cách sử dụng và bảo dưỡng phanh ABS như thế nào? Nắm được những kiến thức này sẽ giúp tăng độ bền của phanh. Đồng thời, giảm bớt chi phí thay, sửa phanh trong quá trình sử dụng.
Phanh ABS là gì?
Để biết phanh ABS là gì, cần phải giải nghĩa từ ABS. Theo đó, đây là một thuật ngữ trong lĩnh vực ô tô và hệ thống phanh. ABS là viết tắt của Anti-lock Braking System (Hệ thống phanh chống bó cứng). Đây là công nghệ quan trọng được sử dụng để cải thiện hiệu suất phanh và an toàn khi lái xe.
Tác dụng chính của ABS là ngăn bánh xe bị khóa trong quá trình phanh. Khi nhấn pedal phanh mạnh, hệ thống ABS sẽ giảm áp lực phanh lên các bánh xe cụ thể nếu bị khóa. Điều này giúp bánh xe tiếp tục quay tròn và tránh mất kiểm soát hoặc trượt.
Hệ thống ABS giúp người lái xe duy trì kiểm soát trên xe trong tình huống phanh gấp hoặc trên mặt đường trơn trượt. Thay vì mất kiểm soát và trượt đi, tài xế vẫn có thể điều chỉnh tay lái để tránh va chạm.
Hiện nay, ABS là một phần quan trọng của hệ thống an toàn trong xe hơi. Chúng giúp giảm nguy cơ tai nạn, giảm thương tích cho người lái và hành khách trong trường hợp va chạm. Ngoài ra, ABS cũng tăng khả năng phanh trên mặt đường trơn trượt, như trên tuyết, băng, hoặc đường mưa. Thay vì bánh xe khóa và trượt đi trên mặt đường trơn, hệ thống ABS giúp giữ cho bánh xe liên tục quay.
Bên cạnh đó, hệ thống này cho phép người lái phanh mạnh hơn mà không lo bị mất kiểm soát xe. Trong tình huống cần phanh gấp, ABS giúp xe dừng nhanh hơn.
Khi nào cần đi bảo dưỡng phanh ABS?
Sau khi biết phanh ABS là gì, cần chú ý bảo dưỡng phanh ABS định kỳ để đảm bảo chúng hoạt động tốt. Theo đó, nên tuân thủ lịch bảo dưỡng được đề xuất trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Ngoài ra, nên kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh ABS trong các đợt bảo dưỡng định kỳ của xe. Sau mỗi 48,000 – 80,000 km, chủ xe cũng nên đi bảo dưỡng phanh 1 lần.
Tài xế cũng nên đi bảo dưỡng phanh khi thấy có các triệu chứng lạ. Một số triệu chứng cho thấy bạn cần mang phanh đi kiểm tra đó là:
- Đèn cảnh báo ABS trên bảng điều khiển sáng lên
- Tiếng ồn hoặc rung lạ khi phanh
- Hiệu suất phanh kém đi
Nếu chiếc xe vừa gặp va chạm hoặc sự cố đáng kể, bạn cũng nên kiểm tra hệ thống phanh ABS. Điều này nhằm đảm bảo rằng bộ phận này vẫn hoạt động đúng cách. Khi lái xe, nếu cảm thấy không thoải mái và có dấu hiệu mất kiểm soát khi phanh, nên đi kiểm tra ngay. Đây có thể dấu hiệu cho thấy sự cố với hệ thống phanh ABS.
Khi thay đổi các bộ phận liên quan đến phanh, bạn cũng nên xem xét kiểm tra và hiệu chuẩn lại hệ thống phanh ABS.
Bảo dưỡng phanh ABS là gì
Cảm biến là bộ phận quan trọng trong hệ thống phanh ABS. Thông tin từ cảm biến sẽ quyết định phanh ABS có xử lý chính xác hay không. Nếu thông tin cảm biến bị sai, hệ thống sẽ xử lý sai. Tuy nhiên, do vị trí lắp nên cảm biến tốc độ dễ bị bẩn. Khi cảm biến bị bẩn hoặc gặp vấn đề, đèn báo lỗi phanh sẽ bật sáng. Để đảm bảo bộ phận này hoạt động trơn tru, cần vệ sinh và chăm sóc định kỳ. Vệ sinh cảm biến phanh khá đơn giản nên có thể tự thực hiện tại nhà.
-
Chuẩn bị gì khi bảo dưỡng phanh ABS
Để vệ sinh cảm biến tốc độ phanh, cần chuẩn bị các dụng cụ sau
- Cờ lê số 10
- Kích ô tô
- Khăn sạch
- Tuýp mở bánh xe
- Cần siết lực
-
Hướng dẫn vệ sinh cảm biến phanh ABS là gì?
Bước 1: Tháo bánh xe để xác định vị trí cảm biến
Dùng kích nâng xe lên rồi sau đó đặt đội kê vào. Lưu ý, cần kê thật vững trước khi tiến hành các bước tiếp theo. Sau khi tháo bánh xe, tìm vị trí cảm biến tốc độ ABS.
Thông thường, cảm biến tốc độ ABS sẽ nằm ở phía sau phanh xe đối với xe dùng phanh đĩa cho toàn bộ 4 bánh. Đối với xe dùng phanh tang trống ở bánh xe sau, cảm biến ABS sẽ đặt ở hộp vi sai.
Bước 2: Tháo cảm biến phanh ABS
Để tháo cảm biến ABS một cách dễ dàng, cần tháo bu lông chân cảm biến và bu lông định vị dây cáp. Tổng cộng sẽ có 3 bu lông. Kích thước của 3 bu lông này vào khoảng 10 ly. Lưu ý rằng, chỉ được mở cảm biến khi đã tháo đủ 3 bu lông này. Bạn có thể sử dụng thêm vít dẹp nhỏ để tách chân của cảm biến. Tuyệt đối không được kéo dây cảm biến để tránh làm hỏng cảm biến.
Bước 3: Vệ sinh cảm biến ABS
Sau khi tháo cảm biến ABS, dùng một chiếc khăn sạch để vệ sinh nhẹ nhàng cảm biến. Chỉ cần dùng khăn sạch để lau. Tuyệt đối không dùng các chất tẩy rửa hoặc để cảm biến dính nước. Cảm biến tốc độ ABS là bộ phận khá dễ hỏng. Trong quá trình vệ sinh phải thao tác thật nhẹ nhàng. Tránh kỳ cọ quá mạnh làm xước xát dẫn đến hỏng cảm biến.
Bước 4: Lắp lại cảm biến phanh ABS là gì?
Sau khi vệ sinh xong, nhẹ nhàng lắp lại cảm biến ABS về vị trí cũ. Khi lắp lại, cẩn thận kiểm tra lại dây cáp cảm biến để xem có trục trặc gì không. Nếu không có vấn đề gì, lắp cảm biến trở lại bánh xe. Sau khi lắp lại cảm biến, đèn báo lỗi phanh ABS có thể bật sáng vài ngày. Tuy nhiên, điều này không đáng lo ngại. Đèn sẽ sáng vài ngày trước khi trở về tình trạng bình thường.
Ngoài cảm biến tốc độ, bạn cũng nên kiểm tra cả những bộ phận khác như bộ dẫn động phanh. Bộ dẫn động phanh gồm dây phanh và ống dẫn dầu, cũng cần được kiểm tra định kỳ. Cần đảm bảo rằng chúng không bị hỏng hoặc có dấu hiệu rò rỉ. Nếu thấy vết nứt hoặc rò rỉ, bạn nên đưa xe vào gara để bảo dưỡng, thay thế.
Bốt phanh và đĩa phanh cũng cần kiểm tra định kỳ và thay thế khi cần thiết. Ngoài ra, hệ thống phanh ABS thường dựa vào hệ thống chân không để tạo áp lực phanh. Đảm bảo rằng hệ thống chân không không bị rò rỉ hoặc hỏng. Sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận cần thiết nếu phát hiện chúng có vấn đề.
Chi phí thay phanh ABS là bao nhiêu?
Chi phí thay các bộ phận của hệ thống phanh ABS là một trong những vấn đề khiến các chủ xe băn khoăn. Thực tế, giá cả sửa chữa hệ thống phanh ABS ô tô còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề khác nhau. Chi phí sẽ phụ thuộc tình trạng phanh, loại xe, số chi tiết hư hỏng cần thay mới, chất lượng phụ tùng thay thế…
Tại một số gara bảo dưỡng, nhân viên sẽ tư vấn chủ xe mua gói bảo dưỡng tổng quát. Gói bảo dưỡng đối với phanh ABS thường dao động 3-4 triệu đồng. Để biết chi phí chính xác, cần liên hệ trực tiếp tới gara để được tư vấn và báo giá cụ thể.
Thông qua bài viết trên, độc giả có thể hiểu được phanh ABS là gì và cách bảo dưỡng phanh ABS như thế nào. Phanh ABS là một bộ phận quan trọng của xe, có tác dụng tăng cường sự an toàn khi tham gia giao thông. Để giúp hệ thống này hoạt động một cách chính xác, trơn tru, cần kiểm tra và bảo dưỡng phanh định kỳ. Việc vệ sinh các bộ phận của phanh ABS có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, đối với những chi tiết bị rò rỉ, hỏng hóc, cần mang ra gara để sửa chữa hoặc thay thế. Chi phí thay mới hoặc sửa chữa phanh ABS sẽ tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của phanh.