Để luôn có một chuyến hành trình an toàn, vui vẻ thì những tài xế xe ô tô luôn phải học hỏi rất nhiều kỹ năng để vượt qua những cung đường khác nhau. Đường bùn, lầy là một dạng địa hình khó mà trong quá trình cầm lái bác tài không thể tránh khỏi. Những hôm trời mưa gió đường xá sẽ trở nên khó đi hơn. Vậy làm thế nào để có thể lái xe ô tô đường bùn, lầy an toàn. Gặp những tình huống khó thì phải làm sao? Bài viết này, KATA sẽ hướng dẫn bạn những kỹ năng cần thiết khi gặp đường bùn, lầy lội.
I. Kỹ năng lái xe ô tô đường bùn, lầy
Nếu như chẳng may trên chuyến hành trình bạn gặp phải đoạn đường bị lầy, đất nhão và không đảm bảo tầm nhìn lái, thì kể cả có là những bác tài dày dặn kinh nghiệm cũng rất khó để vượt qua dễ dàng. Để xử lý những tình huống sa lầy mọi người phải tuân thủ những cách sau đây để hạn chế bánh lún sâu vào đất, đưa xe ra khỏi vùng trũng an toàn.
Bạn luôn phải bình tĩnh để xử lý mọi tình huống. Đối với những tay lái “non” cần phải luyện tập, tiếp xúc nhiều với những cung đường khác nhau thì tâm lý mới có thể ổn định được. Nằm lòng những lý thuyết cơ bản và cố gắng tập trung vào tay lái để có thể chủ động điều khiển xe và đưa xe ra khỏi nơi nguy hiểm một cách an toàn.
1. Chạy chậm, chắc tay không phóng nhanh hay rồ ga
Đầu tiên, người lái xe cần chuyển về số thấp. Theo như nguyên tắc hoạt động của động cơ xe ô tô thì số càng nhỏ thì lực kéo càng lớn, sẽ giúp cho xe vượt qua vũng lầy dễ dàng hơn. Nếu xe ô tô của bạn sử dụng hộp số tự động thì bạn nên chuyển về hộp số tay để chủ động hơn trong việc xử lý tình huống. Sau đó bác tài từ từ giảm tốc độ và duy trì vận tốc ổn định. Nhiều người lái xe thường nhầm lẫn rằng phải đi thật nhanh qua vũng bùn thì sẽ an toàn. Nhưng đây là nhận định rất nguy hiểm. Bởi nếu đi càng nhanh thì bánh xe sẽ sa lầy càng nghiêm trọng, dễ bị trượt, lún sâu hơn thậm chí không thể xử lý tình huống bất ngờ, tự đưa bản thân vào nguy hiểm.
Người lái xe không nên tăng ga hoặc đạp nhồi ga lưng chừng, không dứt khóa. Điều này sẽ khiến cho bánh xe quay nhanh hơn và càng lún sâu hơn dưới vũng lầy, rất khó đưa xe lên.
2. Nhân nút kiểm soát lực kéo
Tính năng kiểm soát lực kéo sẽ tự động kích hoạt khi xe nhận thấy điều kiện di chuyển không ổn định. Tính năng này sẽ giúp ngăn chặn được tình trạng trượt bánh xe hoặc xe bị xoay vòng tại chỗ khi di chuyển trên những địa hình trơn trượt, lầy lội.
Nhưng người điều khiển phương tiện nên tắt tính năng kiểm soát lực kéo khi xe bị kẹt trong vũng bùn. Bởi tính năng này sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng xa lầy và tăng khả năng xe khó thoát ra.
3. Hạn chế thắng phanh gấp
Một điều tiên quyết khi cầm lái ô tô là hạn chế tới mức tối đa việc thắng phanh gấp. Thực tế, nếu càng phanh nhanh phương tiện sẽ càng dễ lún sâu vào bùn lầy. Thay vào đó, người lái nên cân nhắc tới việc sử dụng phanh động cơ bằng cách nhả về số thấp hơn.
Nếu muốn dừng thì bác tài nên nhấn phanh từ từ, nhấn nhả liên tục không thắng gấp để đảm bảo an toàn.
4. Không đi theo vệt bánh xe có sẵn
Nếu ở điều kiện bình thường, bạn hoàn toàn có thể chạy theo vệt bánh xe của người đi trước. Nhưng ở địa hình đặc biệt như sình lầy thì tuyệt đối không nên. Bởi những chỗ có vệt bánh xe thì khả năng bị lún là cao hơn bình thường. Bởi vậy người lái cần né những chỗ có bánh xe.
5. Sử dụng phanh để thoát khỏi bùn lầy
Người lái lưu ý không nên đạp phanh liên tục, nhất là khi xe đang đi xuống dốc. Nên sử dụng số thấp và chạy chậm lại để xe dễ dàng kiểm soát ở những đoạn bùn lầy.
6. Sử dụng chế độ 4WD
Chế độ 4WD còn được gọi là four wheel drive, cho phép xe có thể dẫn động cả 2 hoặc 4 bánh tùy vào lựa chọn của người lái thông qua những cơ cấu gài cầu đặt ở bên trong xe hơi. Để đưa về chế độ 4WD thì người lái cần xác định đúng vị trí cần số hoặc chuyển đổi có trên bảng điều khiển. Bác tài có thể quan sát thấy những ký hiệu như 2H, 4H hay 4L và sử dụng chúng tùy thuộc vào hoàn cảnh như:
Di chuyển cần số hoặc chuyển sang vị trí 4H hoặc 4L để tăng thêm lực kéo.
Sử dụng chế độ 4H (chế độ truyền động 4 bánh) ở tốc độ cao để di chuyển trên đường nhiều bùn hoặc cát.
Với những địa hình khó hơn, người lái nên sử dụng chế độ 4L. Lực kéo của xe sẽ được tận dụng triệt để kết hợp với tốc độ di chuyển chậm sẽ đảm bảo được độ an toàn cho xe.
II. Cách xử lý bánh xe bị lún
Nếu chẳng may xe của bạn bị kẹt ở vùng bùn lầy thì cách xử lý bánh xe bị lún như thế nào đúng cách, hiệu quả. Thậm chí không cần gọi xe cứu hộ.
Trước khi thực hiện cuộc hành trình bạn nên trang bị những vật dụng cứu hộ cần thiết trước khi bắt đầu di chuyển như: xẻng, tuýp tháo ốc, lồng thép,… Để chẳng may gặp sự cố bạn có thể xử lý ngay.
1. Sử dụng xẻng
Xẻng là dụng cụ đơn giản bạn có thể trang bị trên xe của mình. Sử dụng xẻng là biện pháp phổ biến nhất. Mọi người có thể dùng xẻng để đào hết những lớp bùn nhão bám vào các bánh xe, lót thêm đất phía dưới để mặt đất cứng hơn tạo điểm bám tốt cho bánh xe ô tô vượt qua vũng bùn.
2. Kích bánh xe
Kích bánh xe ô tô là dụng cụ không thể thiếu của mỗi chiếc ô tô chuyên chạy đường dài hoặc những địa hình hiểm trở. Thiết bị này giúp kích bánh xe lên giúp mọi người có thể kê được những vật cản vào bên dưới tọa điểm tự. Khi nhận thấy phương tiện đã được cố định người lái nên dùng những chuyển động lắc để thoát khỏi vùng bùn nhanh chóng.
3. Thảm xe
Người lái có thể tận dụng ngay thảm lót xe dưới mỗi lốp, tăng độ bám cũng như tạo ra đoạn đường ngắn giúp cho bánh xe dễ thoát khỏi lớp bùn hơn.
4. Lồng thép bánh xe
Sử dụng lồng thép bánh xe là cách hiệu quả khi gặp đường lầy lội. Nếu bạn thường di chuyển trong điều kiện giao thông không thuận lợi thì nên trang bị một chiếc lồng thép có kích thước vừa với bề ngang của bánh xe. Chiếc lồng này có thể hàn các hàng sắt giúp cho độ bám đường tăng lên. Khi đi qua đoạn sình lầy thì chủ xe nên tháo nắp xe lazang và lắp các chốt kim loại để cố định khung lốp của bánh xe. Sau đó bạn nổ máy đạp ga thật nhẹ nhàng để vượt qua đoạn bùn lầy.
Nếu như đoạn đường phía trước vẫn bị lầy thì nên tiếp tục để nguyên khung lốp và tiếp tục di chuyển đến những đoạn đường thoải hơn thì hẵng tháo khung lốp và tiếp tục di chuyển.
III. Chú ý gì khi xe qua đường bùn lầy?
Đối với những chiếc xe sử dụng khóa vi sai cho cầu trước và sau thì người lái cần tuân thủ những nguyên tắc khóa vi sai cầu sau và mở vi sai cầu trước để điều khiển xe được chính xác hơn.
Nên chuyển cần số về số 1 để xe có thể hoạt động ở mức mạnh nhất. Giữ vô lăng ô tô giúp cho xe chạy thẳng ở tốc độ chậm hơn, đủ để cho người lái cảm nhận được độ trơn và xử lý tình huống hợp lý hơn.
Nếu như xe bị quanh ngang người lái nên nhả chân ga và đánh vô lăng để lấy lại được hướng như trước và tiếp tục rà chân ga nhẹ để thoát khỏi vũng bùn. Nên điều khiển xe nhẹ sang 2 bên để thành lốp bám vào bùn làm tăng ma sát khi gặp bùn cứng.
Không nên đi theo vết xe phía trước, rất dễ có nguy cơ trơn trượt, xa lầy rất cao.
Với thời tiết khí hậu nhiệt đới gió mùa như ở Việt Nam. Việc điều khiển xe ô tô phải lái xe ô tô đường bùn, lầy gặp đường trơn trượt là khó mà tránh khỏi. Bạn hãy tham khảo ngay những cách dưới đây để có thêm kiến thức và vượt lầy an toàn nhé.