Kiểm Tra Phanh Ô Tô Bị Lỗi

Hệ thống phanh trên xe ô tô đóng vai trò như một trợ thủ đắc lực cho người lái xe. Phanh xe giúp đảm bảo cho ô tô không bị trôi khi đang dừng đỗ hay có thể giảm tốc độc kịp thời trong quá trình đi lại. Nếu không may hệ thống phanh ô tô bị lỗi, hư hỏng hoặc hoạt động không tốt, thì sẽ dẫn đến mất an toàn giao thông, gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Vì vậy nên, việc kiểm tra và bảo dưỡng phanh ô tô thường xuyên là điều hết sức quan trọng và cần thiết, mà mỗi chủ xe nên chủ động. Bài viết hữu ích hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng phanh xe bị lỗi, cũng như hướng dẫn các cách kiểm tra và bảo dưỡng xe ô tô đúng chuẩn. Hãy theo dõi ngay nhé!!!

Hiện tượng phanh ô tô bị lỗi?

Xuyên suốt cả quãng đường vận hành, di chuyển thì việc xe ô tô chịu những tác động từ bên ngoài là điều khó có thể tránh khỏi. Lượng bụi bẩn, bùn đất dễ dàng len lỏi vào các ngóc ngách nhỏ của hệ thống phanh. Dần theo thời gian, điều này dẫn đến tình trạng phanh ô tô bị lỗi, nếu không được bảo dưỡng thường xuyên. Và điều này sẽ trở thành nguy cơ tiềm ẩn, gây mất kiểm soát trong quá trình tài xế điều khiển chiếc xe. Đặc biệt đối với những cung đường quanh co, đổ dốc nhiều hay đang di chuyển trên cao tốc, nếu hệ thống phanh gặp trục trặc thì sẽ rất khó xử lý tốt tình huống. Ngoài ra, những phanh trống ở bánh xe phía sau xe sẽ xuất hiện âm thanh lạ, khi hệ thống phanh bị kẹt hoặc đang nhấn phanh. Đồng nghĩa với việc, thiết bị phanh đã gặp các vấn đề, cần phải xử lý kịp thời.

Má phanh bị ăn mòn quá mức

Việc má phanh bị bào mòn quá mức cho phép sẽ dẫn đến đĩa phanh cũng bị mòn theo, làm nó mỏng hơn so với độ dày tiêu chuẩn. Điều này sẽ khiến cho pít tông của phanh bị đẩy quá giới hạn và khó để thu về. Từ đó, xuất hiện hiện tượng bó chặt vào trống hoặc đĩa phanh, gây nên hiện tượng bị bó phanh. Lỗi này chủ yếu xảy ra do chủ xe không kiểm tra hay bảo dưỡng thay thế phanh định kỳ. Vì vậy, khi phanh ô tô bị lỗi, bạn cần tháo bánh xe và cụm phanh, sau đó lấy tua-vít đẩy phần pít tông về vị trí cũ là xong. Tiếp theo bạn cần mang đến trung tâm sửa chữa gần nhất để họ bảo dưỡng. Các chủ xe tốt nhất nên tạo thói quen kiểm tra xe định kỳ tại những trung tâm bảo dưỡng xe, để chiếc xe được khắc phục những lỗi kịp thời và hạn chế gây hại cho xe.

Ắc suốt phanh bị rỉ sét, hư hỏng

Khi thực hiện phanh xe, pít tông phanh sẽ tác động một lực khá lớn lên phần ắc suốt phanh, hỗ trợ phanh có thể hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, nếu như ắc suốt bị gỉ sét, thì sẽ không thể quay về lại vị trí ban đầu, dẫn tới tình trạng xe bị bó phanh. Để khắc phục tình trạng này, chủ xe cần tháo ắc suốt ra để vệ sinh và tra dầu mỡ thường xuyên nhằm bôi trơn. Đồng thời, bạn cũng nên kiểm tra lại phần pít tông phanh, má phanh cũng như đĩa phanh. Nếu bộ phận ắc suốt hay gioăng cao su bị hư hỏng, thì bạn cũng cần phải thay thế mới luôn những chi tiết này.

Đĩa phanh bị biến dạng

Những tác động bên ngoài cũng là nguyên nhân chính gây nên lỗi phanh ô tô thường gặp. Hơn nữa, khi xe ô tô gặp va chạm nhiều cũng sẽ khiến cho đĩa phanh bị biến dạng hoặc quay không đều, đảo chiều,.… Lúc này, phần má phanh sẽ bị ghì chặt lại và gây bó phanh. Khi gặp phải tình trạng này, bạn cần đưa xe đi kiểm tra, sửa chữa kịp thời để tránh những trường hợp nguy hiểm.

Bàn đạp phanh quá nhỏ

Việc sửa chữa, bảo dưỡng thiếu kinh nghiệm cũng sẽ làm cho chiếc xe dễ gặp hiện tượng bó phanh. Bởi vì, nếu như thợ máy điều chỉnh biên độ của bàn đạp phanh quá nhỏ, trong lúc sử dụng má phanh liên tục bị tì mạnh vào trống hoặc đĩa phanh, sẽ làm phanh xe bị bó cứng. Để xử lý triệt để sự cố này, các chủ xe nên đưa xe đến những trung tâm sửa xe uy tín, chất lượng. Còn nếu để lâu sẽ khiến cho má và đĩa phanh bị hao mòn khá nguy hiểm.

Má phanh bị nở do ngấm nước

Trong quá trình rửa xe hoặc xe di chuyển dưới trời mưa, nước có thể lọt vào bên trong hệ thống phanh, gây ra nhiều hiện tượng như: má phanh bị giãn nở, bàn đạp phanh nhỏ lại,… vô hình trung dẫn đến việc phanh ô tô bị lỗi. Muốn khắc phục được tình trạng này, thì chủ xe phải làm khô má phanh và chống nước lọt vào bên trong khoang động cơ ngay sau khi rửa xe. Nếu phải dừng xe sau khi đi qua đoạn đường ngập nước thì tài xế không được kéo phanh tay ngay. Cách xử lý tốt nhất là chuyển về số lùi đối với xe số sàn hoặc số P đối với xe số tự động, rồi lại chuyển số tiến, cho tới khi phanh tự nhả ra.

Cách kiểm tra và bảo dưỡng phanh ô tô bị lỗi

Cách kiểm tra và bảo dưỡng phanh xe ô tô đúng cách chính là thủ tục cần phải thực hiện thường xuyên đối với bất cứ chủ xe nào. Điều này không chỉ đảm bảo được hệ thống phanh hoạt động ổn định, mà còn giúp nâng cao mức độ an toàn cho người trong xe. 

Kiểm tra kỹ phanh xe ô tô 

Kiểm tra hiện trạng của phanh xe hơi cũng là một thao tác cần thiết. Giúp hạn chế những tình huống xấu có thể xảy ra. Dưới đây là một số hướng dẫn cách để kiểm tra tổng quát hệ thống phanh xe ô tô như sau:

  • Nhấn chân phanh trước khi chiếc xe khởi hành để thử kiểm tra mức độ an toàn.
  • Kiểm tra dầu phanh và má phanh
  • Kiểm tra âm thanh của hệ thống phanh
  • Láng mặt đĩa phanh
  • Kiểm tra hệ thống đèn báo ABS trên xe

Quy trình bảo dưỡng tổng quát phanh xe ô tô 

Cách kiểm tra và bảo dưỡng phanh xe ô tô sẽ giúp bảo vệ cho chúng ta mỗi khi tham gia giao thông. Có rất nhiều tình huống xảy cần tài xế bình tĩnh, xử lý kịp thời và đòi hỏi hệ thống phanh ô tô phải hoạt động thực sự hiệu quả. Tuy việc này cũng sẽ tốn một chút thời gian để bảo trì phanh, nhưng đổi lại được sự an toàn lớn. Theo đó, quy trình bảo dưỡng thông thường sẽ được tiến hành trong vòng 6 bước sau đây:

Bước 1: Tháo ốc vít phía sau của bộ giá phanh

Cờ lê chuyên dụng chính là công cụ không thể thiếu, để thuận tiện cho việc thực hiện thao tác tháo ốc vít phía sau giá phanh. Hãy nhớ rút chốt cắm ra nếu chiếc xe có hệ thống cảm biến độ ăn mòn. Sau đó, nhấc bộ giá đỡ ra khỏi đĩa phanh và tháo đến các má phanh bên trong. 

Bước 2: Rút sụt trượt ở bên ngoài đĩa phanh

Khi những bộ phận suốt trượt bên ngoài đĩa phanh đã được tháo rời, hãy giữ chúng cẩn thận bằng cách cho vào một chiếc hộp đựng riêng, để tránh bị nhầm lẫn, thất lạc.

Bước 3: Vệ sinh hệ thống phanh ô tô bị lỗi bằng dung dịch 

Hãy dùng dung dịch vệ sinh phanh xe ô tô chuyên dụng, bao gồm cả chiếc cùm đỡ má phanh và giá đỡ phanh. Nên chú ý lau chùi sạch lượng bụi bẩn, bùn đất hay gỉ sắt trong những góc nhỏ hoặc khe rãnh của bộ giá đỡ phanh. 

Bước 4: Tiến hành bôi mỡ lên phanh xe 

Muốn giảm bớt tiếng rít, tăng độ cứng và tuổi thọ cho má phanh thì hãy dùng mỡ bò chuyên dụng. 

Bước 5: Hoàn tất quy trình bảo dưỡng phanh xe ô tô

Phải lắp ráp các chi tiết vào đúng vị trí ban đầu, theo thứ tự lần lượt: Bộ cùng phanh -> Má phanh -> Bộ giá phanh -> Siết chặt ốc vít và cuối cùng là cắm lại đường dây cho hệ thống cảm biến. 

Bước 6: Tiến hành lắp lại bánh xe

Tiếp tục lắp bánh xe và các con ốc đã tháo ra. Tiến hành hạ kính để bánh xe chạm xuống đất và siết chặt các ốc của bánh xe.

Như vậy, trên đây là tất tần tật những bước kiểm tra và hướng dẫn bảo dưỡng phanh ô tô bị lỗi. Quy trình này không quá khó nhưng yêu cầu các chủ xe phải làm thường xuyên để đảm bảo an toàn cho người và xe khi di chuyển. Hơn nữa, với điều kiện đường sá như ở Việt Nam thì các tài xế càng cần chú ý nhiều hơn đến tình trạng phanh xe. Hãy nâng cao kiến thức về xe và lựa chọn trung tâm bảo dưỡng xe chất lượng, uy tín để mỗi chuyến đi của bạn đều thuận lợi và suôn sẻ!!!

Tin Tức Khác

So Sánh 2 Bản BMW i4 và iX3

Sau khi ra mắt mẫu xe điện đầu bảng BMW i7 tháng 4 vừa qua, cuối tháng 7 này, hãng xe Đức BMW tiếp tục bổ sung vào danh mục...

Xem Thêm

Nissan Dayz Xe Kei-Car Có Giá Bán Hấp Dẫn

Nếu muốn sở hữu một chiếc xe tiện ích, hiệu suất cao với mức giá phải chăng, Nissan Dayz kei-car là một sự lựa chọn...

Xem Thêm

Đánh Giá Nhanh Trumpchi ES9 – SUV 7

Mới đây, thương hiệu Trumpchi – Tập đoàn ô tô Quảng Châu (GAC) chính thức nhận đặt hàng cho mẫu SUV điện ES9. Mẫu...

Xem Thêm
© 2016 - 2024 A product of KATA