Lái xe đường dài là một trong những trải nghiệm thú vị đối với nhiều người. Đối với những tay lái mới thì việc lái xe ô tô đường dài quả thực là việc không hề đơn giản. Chính vì thế, các tài xế mới luôn cảm thấy e ngại và lo lắng khi phải tự mình điều khiển phương tiện trong một khoảng thời gian dài. Kinh nghiệm lái xe đường dài được xem là cẩm nang bỏ túi rất quan trọng mà mỗi bác tài đều phải nắm rõ.
Khi mà lái xe đường dài phải luôn đặt vấn đề về an toàn cho mình và những người xung quanh luôn được đặt lên hàng đầu. Bởi việc lái xe trong một thời gian dài ở một địa hình không quan thuộc, văn hóa địa phương, thay đổi địa lý, cảnh vật bên đường sẽ gây ra những áp lực lên người cầm lái. Hầu hết, những tài xế mới đi xe đường dài sẽ gặp khó khăn trong những tình huống xảy ra trên đường như: nhập làn, vượt, xe ngược chiều lấn làn, quay đầu xe an toàn. Hay khi thời tiết thay đổi thất thường, mưa bão có thể xảy ra. Thì các tài xế sẽ phải xử lý như thế nào cho an toàn?
1. Cần chuẩn bị gì trước khi lái xe đường dài?
Để có một tâm thế sẵn sàng, thoải mái trước khi tham gia vào một cuộc hành trình dài. Bác tài phải chuẩn bị thật tốt những điều quan trọng sau:
– Tìm hiểu kỹ cung đường sắp đi: Đối với tài xế mới chưa thạo đường nên tìm hiểu thật kỹ trước đường xá tránh để mất thời gian.
– Nạp đầy nhiên liệu: Đổ đầy nhiên liệu sẽ khiến người cầm lái an tâm hơn rất nhiều. Mặc dù, dọc tuyến hành trình đương nhiên sẽ có trạm xăng dầu nhưng việc chủ động chuẩn bị trước luôn cần thiết; tránh gặp sự cố trên đường như việc chưa kịp tới trạm xăng đã hết.
– Chuẩn bị đủ những giấy tờ bắt buộc: Các loại giấy tờ cần thiết trước phải mang theo khi điều khiển phương tiện giao thông như: CCCD/CMND; đăng ký xe; sổ đăng kiểm; bảo hiểm xe; giấy phép lái xe,…
– Kiểm tra xe thật kỹ: Nên tiến hành kiểm tra các vấn đề như nước làm mát động cơ xe, lốp, nước rửa kính, dầu nhớt, gạt mưa; đèn xe; ắc quy; lọc gió; phanh,…
2. Kinh nghiệm bỏ túi cân mọi cung đường cho xế mới
Lái xe đường dài, đường đèo hay vượt núi luôn là nỗi sợ của những tài xế ít kinh nghiệm. Vậy để làm chủ được tốc độ và cầm lái một cách an toàn đảm bảo hành trình hiệu quả thì nên lưu ý những vấn đề sau đây:
2.1 Ý thức an toàn giao thông
Vấn đề về ý thức khi tham gia giao thông luôn phải là ưu tiên số một. Những kiến thức quan trọng cần được nắm vững trước khi cầm lái bao gồm quy định về tốc độ; luật giao thông; làn đường trên các loại đường xa lộ; đai an toàn và cao tốc. Có rất nhiều người bỏ qua những kiến thức này dẫn đến bị động khi lái xe hoặc thậm chí dẫn đến tai nạn giao thông.
2.2 Văn hóa lái xe an toàn
Văn hóa lái xe bao gồm nhường xe, rẽ cua, vượt xe và giữ khoảng cách an toàn. Người lái xe phải luôn sẵn sàng trong mọi tình huống, cẩn thận và chịu trách nhiệm với những hành vi của mình khi lái xe trên đường. Trước khi vượt hay nhường xe khác bạn phải cân nhắc thật kỹ; quan sát gương chiếu hậu trước khi nhả hay nhấn ga. Bất cứ trường hợp bất ngờ nào đều có khả năng sẽ xảy ra dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Bởi vậy, khi ra tín hiệu vượt hoặc nhường xe bằng xi nhan trước và sau 3 giây mới nên nhấn ga hoặc thả ga.
Khi rẽ cua cũng vậy, bác tài luôn phải có ý thức cảnh giác; đề phòng va chạm bằng cách nhìn qua gương chiếu hậu và giảm tốc. Đặc biệt khi đi qua những con đường yêu cầu vận tốc cao như trên cao tốc.
2.3 Lái xe phòng thủ
Những tình huống bất ngờ có thể xảy ra trên đường như xe máy vượt bất ngờ; xe tải mình đang vượt bất ngờ lấn làn trái để né xe nào đó; người đi bộ loa ra từ phía con lươn; xe máy lao ngược chiều không đèn,…. Trong những tình huống như trên, bác tài cần chủ động trái né dù đó có phải là lỗi của mình hay không. Luôn chạy chậm lại khi thấy có khả năng nguy hiểm. Chạy cách xa xe và không chen vào những vị trí chật gây bất tiện cho việc phản xạ khi có tình huống bất ngờ. Hoặc kiên nhẫn giữ khoảng cách với những xe phía trước. Vậy lái xe dạng phải thủ là luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho mọi chuyện bất ngờ, sẵn sàng né và ngăn tai nạn.
2.4 Vượt và để xe khác vượt
Khi có ý định vượt xe ô tô khác, các bác tài nhớ quan sát kỹ kính chiếu hậu để xem có xe nào ở phía sau đang cố vượt mình không. Bởi nếu bạn đánh lái qua trái mà gặp xe khác đang vượt ẩu thì rất nguy hiểm thậm chí nếu không phản xạ kịp có thể gây ra tai nạn. Luôn phải ghi nhớ khi bận xi nhan phải đếm 3s mới có thể vượt. Đừng vội vàng vượt ngay khi mới xi nhan, khi đó xe phía trước không kịp phản xạ. Trước khi vượt, bạn nên bấm còi 1 hay 2 cái nếu như đang là ban ngày. Ban đêm thì nên nhá đèn passing 2 cái để báo hiệu, hay né qua xe máy.
Khi có xe khác muốn vượt, một số tài xế kém ý thức sẽ không tạo điều kiện cho xe khác vượt. Có thể vì sợ họ vượt rồi chạy chậm trước mặt ngáng đường mình. Hoặc luôn cảm thấy khó chịu cảm thấy khó chịu khi bị vượt; hay đơn giản là không quá quan tâm hay để ý. Đừng như thế. Nếu xe sau muốn vượt nếu đủ điều kiện bạn hãy xi nhan phải và không ghì chân ga hoặc ghì thắng nhẹ nhàng. Nếu bên phải không còn chướng ngại thì bạn lách nhẹ qua phải để nhường cho xe sau vượt. Đừng ép trái hay tăng ga khi người khác có ý muốn vượt.
2.5 Tăng và giảm tốc
Khi bạn cảm thấy đường phía trước vắng người. Bên cánh trái không có con lươn hoặc có nhưng có thể quan sát rõ. Bên phải có tầm nhìn thoáng không bị che khuất khỏi cây cối. Tầm nhìn thoáng thì cảm giác lái tốt. Lúc đó bạn có thể tăng tốc và đạt tốc độ tối đa cho phép. Ngược lại, bạn phải giảm tốc độ khi vào khu vực đông dân cư. Biển báo đường nhánh cắt ngang; đường giao nhau; thậm chí là biển báo khu đông dân cư thì xài xế cần giảm tốc.
2.6 Chủ động tránh các xe ngược chiều, lấn làn
Khi xe di chuyển ở nơi đông đúc, nên chủ động giảm tốc độ để đảm bảo sự an toàn. Khi nhìn thấy các biển báo đường giao nhau/ giao nhau với đường ưu tiên bạn phải chú ý quan sát cũng như giảm tốc độ khi cần thiết. Bởi ở những đoạn đường này sẽ dễ xảy ra va chạm với phương tiện khác.
Khi đến những khu vực được phép quay đầu, những nơi có tầm nhìn hạn chế hoặc xe lớn đậu ngay bên đường. Bạn nên chủ động giảm tốc và quan sát. Bởi khi khuất tầm nhìn thì tài xế rất khó xử lý khi gặp nguy hiểm.
2.7 Hạn chế sử dụng phanh gấp trừ khi có tình huống khẩn
Nếu muốn dừng nghỉ ngơi, thì bác tài nên chuyển vào làn trong; giảm tốc; quan sát không nên phanh gấp. Nếu đột ngột phanh, sẽ khiến cho các phương tiện khác không kịp xử lý, dễ gây ra tai nạn.
2.8 Thận trọng khi chạy sát con lươn
Con lươn (dải phân cách) là bộ phận chia đường làm 2 chiều xe chạy riêng biệt, có thể sử dụng để chia làn đường của những loại phương tiện khác trên cùng 1 chiều. Khi di chuyển bạn vẫn rất cần phải quan sát kỹ càng không nên chủ quan bởi người đi bộ có thể đột ngột băng qua bất cứ khi nào, xe máy vượt ẩu,….
Do đó việc luôn nâng cao cảnh giác trước mọi sự việc. Không vượt ẩu không lấn làn để đảm bảo an toàn khi lái xe đường dài. Những kinh nghiệm lái xe đường dài mà chúng tôi chia sẻ trên. Hy vọng giúp ích được cho những tài xế mới có thêm kiến thức, nắm vững tay lái. Hãy trở thành người lái xe văn minh, lịch sự và an toàn.