Nguyên Tắc Bất Biến Khi Lái Xe Đường Đèo

Sử dụng xe ô tô di chuyển hằng ngày trên những địa hình khác nhau là vấn đề quen thuộc của người dùng ô tô như trong phố; tỉnh lộ; xa lộ hay cao tốc. Trong quá trình sử dụng xe ô tô mọi người sẽ có những nhu cầu đi chơi xa, đi du lịch đường trường hay đi dã ngoại. Thậm chí là lái xe đường đèo, đường đồi núi. Vậy khi lái xe đường đèo, đồi núi thì người cầm lái phải có những kinh nghiệm gì để có thể thực hiện chuyến hành trình trọn vẹn, an toàn. Phải vượt qua những khúc “tay áo” “cùi chỏ” nguy hiểm như thế nào? Giải quyết những đoạn dốc ra sao? Chuẩn bị thật tốt những kiến thức lái xe đường đèo. Đặc biệt là tuân thủ đúng những quy định quan trọng để người lái chinh phục mọi thử thách trên đường đèo. Hãy tham khảo ngay những kiến thức sau đây.

I. Lái xe đường đèo cần chú ý điều gì?

Để đảm bảo an toàn nhất hạn chế được những rủi ro không đáng có dẫn đến thiệt hại cho bản thân và người khác. Trước mỗi chuyến hành trình các chủ xe nên kiểm tra thật kỹ những yếu tố sau:

– Kiểm tra thật kỹ lốp xe: Lốp xe là nơi tiếp xúc trực tiếp với mặt đường nên khả năng bị hao mòn là rất cao. Các chủ xe nên kiểm tra áp suất, độ bào mòn của lốp xe. Nếu như lốp xe đã được sử dụng liên tục khoảng 5 – 6 năm và đã bị bào mòn thì nên thay mới luôn. Bởi khi leo đèo lực tác động lên bánh xe lớn hơn ở những địa hình bằng phẳng như đô thị, đồng bằng.

– Kiểm tra tình trạng của phanh: Hệ thống phanh bao gồm má phanh, dầu phanh,… Nếu như nhận thất điều bất thường nào như phanh bị nặng; bàn đạp phanh thấp; phanh bị kêu;.. thì cần nhanh chóng xử lý ngay.

– Kiểm tra cần gạt mưa: Cần gạt mưa hoạt động tốt thì mới làm sạch kính lái và bảo đảm tầm quan sát. Vậy nên kiểm tra cần gạt mưa thường xuyên; thay kịp thời nếu phát hiện có dấu hiệu hư hại và chai cứng…

– Nạp nhiên liệu đầy đủ: Địa hình đèo dốc đặc thù ít có trạm xăng dầu nên nạp đầy nhiên liệu trước khi lên/ xuống đèo.

II. Xe hộp số tự động AT qua đèo như thế nào?

Xe hộp số tự động AT dễ sử dụng hơn xe hộp số sàn ở điều kiện bình thường. Nhưng khi leo đèo. Trong nhiều trường hợp đặc biệt người lái cần chuyển về chế độ số tay để kiểm soát được tốc độ.

1. Lái xe leo đường đèo an toàn

Khi leo đèo bằng hộp số tự động AT, người lái cần để nguyên số D. Khi đó ECU sẽ tự tính toán và tự động chuyển sang số phù hợp trên bị trí bướm ga và tốc độ.

Đổ đèo an toàn nhất

Khi xe xuống đèo xe có xu hướng lao nhanh theo quán tính. Nên nếu chỉ kiểm soát tốc độ bằng cách rà phanh liên tục thì hệ thống phanh sẽ phải chịu một áp lực rất lớn. Điều này sẽ dễ gây ra tình trạng nóng phanh, cháy phanh và có thể dẫn đến mất phanh. Bởi vậy, kiểm soát tốc độ khi xuống đèo an toàn người lái cần sử dụng phanh động cơ.

Người điều khiển ô tô hãy chuyển về chế độ số tay và chỉnh về chế độ thấp D3; L2 hoặc M tùy thuộc theo trang bị của mỗi xe. Nếu như đã chuyển về D3; L2 hay M mà xe vẫn lao nhanh trên 50 km/h thì cần dùng đến phanh nhiều và tiếp tục hạ số và kéo về chế độ D2; L hay M một lần nữa. Khi tốc độ của xe nằm ở khoảng 40-50 km/h thì không cần nhấn chân phanh. Lúc này xe đang chạy ở tốc độ phù hợp với đoạn dốc; bạn chỉ cần đạp phanh khi cần thiết không nên rà phanh liên tục.

2. Lên xuống dốc liên tục

Trên những đường đèo có nhiều đoạn dốc cần lên xuống dốc liên tục; tốt nhất bạn nên chọn chế độ tay để qua đèo. Để không phải thao tác ở cần số quá nhiều thì các xế nên áp dụng nguyên tắc “lên số nào xuống số đó”.

III. Cách lái xe đường đèo cho hộp số sàn MT?

Khi leo đèo bằng hộp số sàn, người lái cần phải sử dụng kết hợp cả côn – ga- số. Cách đi xe hộp số sàn MT trên đèo sẽ phức tạp hơn hộp số AT. 

1. Leo đèo mượt mà

Khi lái xe số sàn MT lên đèo cần chuyển xe về số thấp để tăng lực kéo cho xe. Tùy vào mức độ dốc của từng cung đường đèo mà điều chỉnh số sao cho phù hợp nhất. Lái xe cần phối hợp nhuần nhuyễn giữa côn – ga – số sao cho giữ được đà của xe mà động cơ không bị quá tải. Bình thường vòng tua máy an toàn là trên mức 2.000 vòng/phút để tránh máy bị yếu cũng như xe mất đà. Tùy nhiên không nên để vòng tua máy cao trên 3.000 vòng/phút, khi đó sẽ khiến động cơ quá tải.

2. Xuống đèo an toàn

Người lái cần sử dụng phanh động cơ với nguyên tắc “lên số nào xuống số đó”. Nếu như tốc độ xe vẫn nhanh thì bạn nên lùi về một số. Tùy vào từng địa hình thoải dốc mà bạn linh động lên xuống côn sao cho xe không bị chịu lực quá tải.

IV. 7 kinh nghiệm lái xe đường đèo an toàn nhất

Mức độ an toàn của người sử dụng phương tiện cùng những người xung quanh luôn là ưu tiên hàng đầu khi xe qua đèo. Vậy nên kinh nghiệm lái xe đường đèo luôn hiệu quả đối với những tay lái mới mà phải đưa xe qua đèo. Bạn cần nắm rõ những vấn đề gì để thật sự an toàn khi qua đèo?

1. Điều chỉnh tư thế lái phù hợp

Khi lái xe qua đèo bạn nên điều chỉnh ghế lái cao hơn sao cho người gần với vô lăng hơn để dễ dàng xử lý những pha ôm cua gấp, cua tay áo dễ hơn. Hay dễ dàng quan sát những tình huống sạt lở, ổ gà. 

2. Đi đúng phần làn đường

Sau khi đã có được một vị trí ngồi cực kỳ thoải mái bạn tiến hành lên/xuống đèo. Địa hình đường đèo thường nhỏ hẹp, một bên là vực sâu, một bên là vách núi. Nếu xảy ra tình huống đối đầu ngược chiều rất nguy hiểm, xe thường khó tránh né và khả năng va chạm là rất lớn. Nên phải luôn tuân thủ quy tắc đi đúng phần làn đường của mình, tuyệt đối không lấn làn. Không cố tình bám theo xe phía trước. Bởi tầm nhìn của người lái trên đèo là cực kỳ hạn chế nên nếu bạn cố tình bám đuôi sẽ có nguy cơ đối đầu với xe ngược chiều là rất cao.

3. Giữ khoảng cách an toàn

Điều tiên quyết khi lái xe ở mọi địa hình, đặc biệt là lái xe đường đèo là phải giữ khoảng cách với các xe phía trước. Việc giữ khoảng cách như “phao cứu sinh” khi các xe phía trước đột ngột thắng gấp; bạn có thể kịp thời xử lý  không quá bất ngờ.

4. Cẩn thận vào cua

Tỷ lệ va chạm khi vào cua trên những cung đường đèo là khá lớn. Nguyên nhân chính là do lấn làn đường khi vào cua, vượt ẩu, hay chạy quá nhanh khi ôm cua. Bởi vậy mỗi khi có những khúc cua người lái phải thật cẩn thận, quan sát kỹ và giảm tốc, bóp còi và không ấn sang đường ngược chiều. Không được ôm cua quá gấp với tốc độ cao dễ gây ra tai nạn.

5. Chủ động nhường đường khi đủ điều kiện

Nên chủ động nhường đường, hỗ trợ người khác khi tham gia giao thông và bảo vệ bản thân khỏi những rủi ro nơi địa hình hiểm trở.

6. Không về N, tắt máy khi đổ đèo

Nhiều người nghĩ nên tắt máy xe để tiết kiệm xăng khi đổ đèo. Nhưng đây là suy nghĩ lệch lạc, gây nguy hiểm rất cao. Bởi khi chuyển số N hay tắt máy xe thì xe sẽ trôi tự do theo quán tính; nếu gặp tình huống bất ngờ sẽ rất khó kiểm soát được tốc độ dễ dẫn tới tai nạn.

7. Dừng đúng lúc, đỗ đúng nơi

Dừng, đỗ xe đúng nơi quy định, không được tự ý dừng xe lại nếu tình trạng khẩn cấp phải bật đèn cảnh báo.

Như vậy bài viết của KATA đã chia sẻ đến quý bạn đọc những linh nghiệm cần thiết khi lái xe ô tô. Mong là những chia sẻ bổ ích này sẽ giúp được mọi người có chuyến hành trình an toàn; lái xe qua đèo mượt mà; không gặp trắc trở.

Tin Tức Khác

So Sánh 2 Bản BMW i4 và iX3

Sau khi ra mắt mẫu xe điện đầu bảng BMW i7 tháng 4 vừa qua, cuối tháng 7 này, hãng xe Đức BMW tiếp tục bổ sung vào danh mục...

Xem Thêm

Nissan Dayz Xe Kei-Car Có Giá Bán Hấp Dẫn

Nếu muốn sở hữu một chiếc xe tiện ích, hiệu suất cao với mức giá phải chăng, Nissan Dayz kei-car là một sự lựa chọn...

Xem Thêm

Đánh Giá Nhanh Trumpchi ES9 – SUV 7

Mới đây, thương hiệu Trumpchi – Tập đoàn ô tô Quảng Châu (GAC) chính thức nhận đặt hàng cho mẫu SUV điện ES9. Mẫu...

Xem Thêm
© 2016 - 2024 A product of KATA