Tại Sao Phải Làm Thủ Tục Sang Tên Ô Tô?

Khi trao đổi mua bán xe ô tô cũ thì phải thực hiện thủ tục sang tên ô tô. Đây như một bước quan trọng để chính thức đổi quyền sở hữu và đổi chủ xe ô tô. Nhưng thủ tục sang tên ô tô khá phức tạp cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi đăng ký. Hơn nữa theo thông tư 58/2020/TT-BCA được công bố ngày 1/8/2020 thì quy định về thủ tục sang tên ô tô đã có những điểm mới. Vậy có những thông tin nào bạn cần phải nắm khi làm thủ tục sang tên ô tô?

I. Thủ tục sang tên ô tô là gì?

Hiện nay việc sang tên đổi chủ xe ô tô là khá phổ biến, những chủ xe đang thắc mắc việc có nên bắt buộc phải sang tên đổi chủ ô tô không? Quá trình sang tên ô tô đang là yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo lợi ích sau:

– Tạo điều kiện thuận lợi cho chủ phương tiện thực hiện những giao dịch pháp lý có liên quan đến vấn đề tài sản như hợp đồng thế chấp vay vốn, cầm cố,..

– Tránh được các khoản phạt khi điều khiển những phương tiện xe ô tô không có sự chính chủ theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP. Nếu như không thực hiện việc sang tên xe khi đổi quyền sở hữu thì bạn sẽ phải chịu những khoản phạt từ 2 – 4 triệu đồng đối với những xe thuộc quyền sở hữu cá nhân và từ 4-8 triệu đồng với những xe thuộc sở hữu của những doanh nghiệp hoặc tổ chức.

– Đơn giản hóa việc liên lạc và điều tra giữa cơ quan chức năng và chủ xe trong những trường hợp bị mất cắp. Vậy nên việc làm thủ tục sang tên xe ô tô sẽ giúp những cơ quan tổ chức dễ dàng xác định được chủ mới và liên hệ với họ. 

– Nắm được thông tin chính xác về chủ sở hữu của xe ô tô sẽ giúp cơ quan chức năng có thể tìm kiếm và quản lý cũng như truy cứu trách nhiệm khi người điều khiển xe gây ra thiệt hại, tai nạn và xử lý những hành vi phạm luật giao thông nhanh chóng và hiệu quả.

II. Hồ sơ làm thủ tục sang tên ô tô

Vậy, bạn cần có những giấy tờ gì để có thể thực hiện việc làm thủ tục sang tên ô tô?

Giấy tờ sang tên ô tô được quy định tại Thông tư 58/2020/TT-BCA như sau:

– Giấy đăng ký xe ô tô theo mẫu.

– Sổ đăng kiểm của ô tô.

– Bảo hiểm của ô tô (nếu có).

– Giấy CMND cùng sổ hộ khẩu của cả bên mua và bên bán.

– Giấy giải chấp của ngân hàng (nếu có).

Để giảm thiểu các tranh chấp dân sự trong tương lai, tùy vào từng trường hợp khác nhau mà một số địa phương còn yêu cầu giấy xác nhận đăng ký kết hôn hoặc độc thân. Thủ tục sang tên ô tô theo quy định tại Thông tư 58/2020/TT-BCA, phải chuẩn bị những giấy tờ sau:

– Đối với bên bán xe: Cần chuẩn bị CCCD/CMND, giấy tờ xe bản chính, sổ hộ khẩu bản chính, giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân (giấy đăng ký kết hơn hoặc chứng nhận độc thân).

– Bên mua xe: Sổ hộ khẩu bán chính, CCCD/CMND, lệ phí mua xe, tiền mua xe.

Trên đây là những giấy tờ cần chuẩn bị trước để quá trình sang tên xe ô tô được diễn ra dễ dàng. Tuân thủ đúng quy định sẽ giúp cho việc tiến hành thủ tục sẻ đơn giản và bảo đảm pháp lý hơn nhiều.

III. Các bước làm thủ tục sang tên xe ô tô

  • Cùng tỉnh/thành phố

Trong trường hợp người mua và người bán ở cùng hộ khẩu thường trú trong cùng tỉnh/thành phố thì quy trình sang tên đổi chủ sẽ đơn giản hơn nhiều. bao gồm 5 bước như sau:

B1: Ký và công chứng hợp đồng mua bán xe ô tô

B2: Trả đầy đủ lệ phí trước bạ cho ô tô theo đúng quy định.

B3: Nộp hồ sơ đăng ký sang tên chủ xe tại Phòng Cảnh sát giao thông thuộc Công an tỉnh hoặc thành phố nơi trực thuộc Trung ương.

B4: Thanh toán lệ phí đăng ký xe theo đúng quy định.

B5: Nhận giấy hẹn và đợi để lấy Giấy chứng nhận đăng ký xe mới.

 

Trong quá trình chuyển nhượng trao đổi mua bán xe cũ trong cùng tỉnh thì biển số xe sẽ được giữ nguyên chỉ có thông tin xe bị thay đổi trên Giây đăng ký xe.

  • Khác tỉnh/thành phố

Thực hiện chuyển nhượng và mua bán xe ô tô cũ qua các tỉnh thành khác sẽ có những bước tiến hành phức tạp hơn. Đôi bên phải tuân thủ theo những quy định chung như sau:

B1: Ký kết và công chứng hợp đồng mua bán xe hơi.

B2: Thanh toán những khoản lệ phí trước bạ có áp dụng cho xe ô tô cũ tại chi cục thuế cấp tỉnh/thành phố, nơi chủ mới cư trú.

B3: Rút hồ sơ gốc của xe tại văn Phòng Cảnh sát giao thông thuộc bộ Công an tỉnh/thành phố nơi người bán đã đăng ký trước đó.

B4: Sau khi rút hồ sơ gốc người mua đến nộp hồ sơ tại Phòng Cảnh sát giao thông thuộc Công an tỉnh/thành phố nơi người mua hiện đang thường trú.

B5: Thanh toán khoản lệ phí đăng ký xe.

B6: Nhận biển số mới và nhận giấy hẹn đến lấy Giấy chứng nhận đăng ký xe.

B7: Chủ xe tiến hành thủ tục đăng kiểm xe dựa trên biển số mới, chỉ ngay sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký xe.

Trong những trường hợp không thể sắp xếp được thời gian hoặc đang sinh sống tại một địa phương khác nơi đăng ký cư trú thì chủ sở hữu sẽ ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ hoặc người thân để tiến hành thủ tục chuyển nhượng tên xe theo đúng quy định. 

IV. Chi phí sang tên ô tô?

Có tới 3 loại chi phí sang tên ô tô bao gồm: phí trước bạ, phí giám định hải quan và phí đổi biển số xe.

1. Phí trước bạ 

Phí trước bạ được tính theo quy định của Bộ Tài Chính và nộp tại chi cục thuế:

– Đối với ô tô mới dưới 10 chỗ: 12% giá trị xe

– Đối với xe tải, xe khách và các loại xe mua mới: sẽ là 2% giá trị xe.

– Ô tô cũ là 2% giá trị xe đã khấu hao.

Khi sang tên xe thì tỷ lệ phí trước bạ sẽ được dựa trên thời gian sử dụng được tính từ năm sản xuất, tỉ lệ phần trăm giá trị của xe mới cùng loại. Ví dụ như xe hoạt động từ 1-3 năm thì sẽ được tính 70% giá trị. Từ 3 đến 6 năm sẽ là 50%. Từ 6 – 10 năm là 30%. Trên 10 năm sẽ là 20%. Bởi vậy, phí trước bạ xe ô tô sẽ được tính dựa trên giá trị của xe và đời xe. Nếu xe càng cũ thì phí sẽ càng cao. 

2. Phí đổi biển số

Theo Thông tư 53/2025/TT-BTC Bộ tài Chính về mức thu khi sang tên hay đăng ký xe mới. 

Tại khu vực Hà Nội, khi sang tên hoặc đăng ký xe mới sẽ được cấp biển kiểm soát gồm 5 số với mức phí thấp. Nếu như xe ô tô có biển 5 số trước đó thì việc sang tên sẽ mất phí là 50.000 đồng. Nhưng chi phí đổi biển số từ những tỉnh lẻ lên Hà Nội hoặc chi phí cấp biển số xe mới lên tới 20.000 triệu đồng. Nếu như đổi từ biển 4 số sang biển 5 số thì phí sẽ là 150.000 đồng. 

Sau đó, khi hoàn thành xong hồ sơ thì bạn sẽ tới những điểm đăng ký xe của Phòng CSGT nộp lại và thời gian xử lý từ 2-3 ngày làm việc không tính thứ 7 và chủ nhật.

3. Phí giám định hải quan

Đối với những xe được nhập khẩu từ nước ngoài thì cần phải đóng thêm phí giám định hải quan. Bạn sẽ phải đưa xe đến những cơ quan có thẩm quyền để kiểm định. Khi đó họ sẽ kiểm tra những bộ hồ sơ nhập khẩu của xe, check lại chính xác thông tin và hoàn thiện thủ tục sang tên xe.

Bài viết này sẽ giúp ích cho những ai đang muốn mua xe ô tô đã qua sử dụng. Việc hiểu rõ về thủ tục sang tên ô tô sẽ giúp chủ xe có thể hoàn thành những bước giao nhận xe đúng với quy định nhà nước và không tốn quá nhiều thời gian.

Tin Tức Khác

So Sánh 2 Bản BMW i4 và iX3

Sau khi ra mắt mẫu xe điện đầu bảng BMW i7 tháng 4 vừa qua, cuối tháng 7 này, hãng xe Đức BMW tiếp tục bổ sung vào danh mục...

Xem Thêm

Nissan Dayz Xe Kei-Car Có Giá Bán Hấp Dẫn

Nếu muốn sở hữu một chiếc xe tiện ích, hiệu suất cao với mức giá phải chăng, Nissan Dayz kei-car là một sự lựa chọn...

Xem Thêm

Đánh Giá Nhanh Trumpchi ES9 – SUV 7

Mới đây, thương hiệu Trumpchi – Tập đoàn ô tô Quảng Châu (GAC) chính thức nhận đặt hàng cho mẫu SUV điện ES9. Mẫu...

Xem Thêm
© 2016 - 2024 A product of KATA